3 LƯU Ý KHI BÉ TẬP BÒ CÁC MẸ CẦN NHỚ ĐỂ CON LUÔN PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Khi bé từ 6 đến 9 tháng tuổi sẽ bước sang giai đoạn bé tập bò. Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Là những bước đi đầu đời của con mang lại nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Trong quá trình bé tập bò, cơ thể và tay chân của bé còn bỡ ngỡ chưa quen, bé lại tò mò hiếu động nên rất khó tránh khỏi việc bị té ngã, chúi người về trước, mất thăng bằng,… Vì thế để đảm bảo quá trình trẻ tập bò được an toàn và tốt nhất, cha mẹ nên lưu ý quan sát môi trường xung quanh kỹ càng, dạy bé tập bò và giúp bé tập bò đúng cách, cũng như theo dõi sát sao bé từng giây từng phút để bảo vệ bé khỏi những nguy hiểm đang “rình rập” xung quanh.
3 Lưu ý khi bé tập bò các mẹ cần nhớ
1. Xác định những dấu hiệu nhận biết bé muốn tập bò
Khi bé yêu nhà bạn có dấu hiệu “ngọ nguậy tay chân”, lẫy và lật như muốn đòi làm gì đó.
Khi bạn cù vào lòng bàn tay bé, những ngón tay bé sẽ chụm vào nắm lấy tay bạn rồi lại xoè ra, chân đạp đạp liên tục.
Khi bé nghe âm thanh gì đó, chân bé cứ huơ huơ, vung vẩy,…
Ngoài ra khi bé đang trong tư thế nằm sấp, đầu cổ và lưng bé có dấu hiệu đu đưa cũng là dấu hiệu cho thấy bé sắp biết bò.
Thường thì tầm khoảng thời gian từ 6 tháng tuổi bé sẽ bắt đầu tập bò. Tuy nhiên không phải lúc nào tất cả cũng rơi vào “đúng ngày đúng tháng”. Một số bé có thể tập nói trước khi tập bò, bắt đầu tập bò chậm hơn một chút hoặc cũng có thể do bé đã quen với việc nằm ngửa quá nhiều và bé cảm thấy không khoẻ nên không muốn vận động. Chính vì thế cha mẹ nên xem xét kỹ càng, đừng hoang mang gấp rút đặt con mình biết bò cho bằng được. Hãy từ từ tìm cho bé một không gian an toàn để “tập luyện” và cha mẹ cần giúp đỡ bé nhiều nhiều nhé!
2. Chuẩn bị không gian an toàn cho bé tập bò thoả thích
Điều đầu tiên cần lưu ý là không gian xung quanh bé phải an toàn tuyệt đối. Không chỉ tới giai đoạn bé tập bò mới phải cần an toàn, mà từ khi có bé trong nhà thì mọi thứ cần được sắp xếp ngăn nắp và gọn gàng rồi.
Tránh những sàn nhà dễ trơn trượt, bé sẽ dễ té và mất đà khi rướn về phía trước. Cũng không nên chọn những nơi xù xì gồ ghề hay bề mặt nhám sẽ gây ảnh hưởng đến làn da “mỏng manh và mềm mại” của bé.
Tránh làm rơi rớt những vật nhỏ như đồng xu, nút áo, viên bi,… trong tầm mắt của bé để bé không nuốt phải những vật đó vào cơ thể.
Tránh những nơi cao cách mặt đất như trên ghế sopha hoặc cửa sổ, bậc thềm,… Các thiết bị điện cần được cất dấu kỹ và đặt xa tầm tay của trẻ em.
Cha mẹ nên theo sát bé từng giây để kịp thời đỡ bé khi bé ngã do thấm mệt, hạn chế va đập xuống sàn nhiều nhất có thể bằng những vật dụng hỗ trợ như gối hoặc đệm. Đồng thời trang bị cho bé những bộ đồ vải mềm nhưng dày một xíu và các đồ bảo hộ phần đầu gối, khuỷu tay,…để đảm bảo an toàn.
3. Cách cha mẹ giúp bé tập bò và dạy bé tập bò đúng cách để bé biết bò nhanh chóng
Để giúp bé có “động lực và đam mê” tập bò thì bạn cần “huấn luyện” bé từ từ trước bằng cách để bé nằm sấp trên bụng, điều đó giúp cho các cơ hỗ trợ tập bò được quen dần và cứng cáp. Tuy nhiên không nên đặt bé nằm sấp nhiều vì có thể sẽ bị lực chèn ép tim và phổi gây tức ngực, khó thở cho trẻ nhỏ.
Không những thế có thể kích thích bé vận động bằng cách đặt món đồ chơi bé yêu thích trước mắt trong cự ly vừa đủ để bé tự mình rướn tới lấy.
Nếu bé không rướn tới được bạn hãy giúp bé bằng cách giữ chân bé và đẩy nhẹ về phía trước, nhích từ chút một để bé cảm giác quen dần với cách thức bò dễ dàng hơn.
Chú ý tránh những thứ gây nguy hiểm cho bé khi tập bò tại nhà
1. Cầu thang
Chắc chắn là nơi không được để bé lui tới rồi. Rất dễ xảy ra trường hợp té từ trên cầu thang xuống đối với em bé. Bởi lẽ đó chúng ta cần trang bị các thanh chắn ngăn chặn ở đầu và cuối cầu thang một cách cẩn thận.
2. Đồ nội thất trong nhà có cạnh sắc nhọn
Bàn, ghế, tủ đồ, kệ tivi, cạnh giường,… là những vật dụng có khả năng làm “tổn thương” đến bé bởi sự sắc nhọn khi vô tình va quẹt phải. Chính vì thế hãy trang bị những phụ kiện bọc cạnh vuông hay các tấm mút để bảo vệ an toàn cho bé.
3. Phòng tắm, bể bơi,…
Phòng tắm là nơi rất trơn trượt và ẩm ướt, tiềm tàng vi khuẩn,… vì vậy không nên để bé bò vào phòng tắm chơi đùa ở đó rất có thể sẽ bị trượt chân ngã cắm đầu vào sàn nhà hay bồn tắm. Cách tốt nhất là không nên để bé một mình trong nhà tắm khi không có sự giám sát nghiêm ngặt từ cha mẹ.
4. Ổ cắm điện
Ổ cắm điện luôn xuất hiện mọi nơi trong căn nhà vì nó là nơi không thể thiếu. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bé tò mò chọc tay vào ổ điện? Tốt nhất là bạn nên dùng miếng bọc nhựa để che ổ điện lại.
5. Những đồ vật thấp trong tầm với của bé và trên sàn nhà
Bé tập bò trên sàn thì những vật ảnh hưởng trực tiếp đến bé không đâu xa xôi, đó chính là những vật dụng nhỏ hay bụi bậm đất cát trên sàn nhà. Chúng vừa nhỏ li ti lại chứa vi khuẩn cực nhiều, sẽ nguy hại biết bao nhiêu khi bé cho tay vào miệng hoặc hít phải bụi bẩn. Đặc biệt chú ý hơn nữa những hoá chất nguy hiểm như keo dán sắt, xăng dầu,…nên để ẩn khuất hẳn.
Để tạo cho bé một môi trường sạch sẽ hoàn toàn, các mẹ nên lau dọn nhà trước khi cho bé bò xung quanh. Với chổi thông thường sẽ không lấy đi hoàn toàn được bụi mịn. Nhưng nay đã có một sản phẩm thông minh dành cho chị em phụ nữ. Đó chính là cây lăn bụi sàn nhà COLOCOLO. Với thiết kế đa năng có thể tuỳ chỉnh cây lăn dài ngắn theo ý thích để có thể lăn mọi ngóc ngách cao thấp trong nhà. Sự khác biệt với những sản phẩm dọn nhà khác đó chính là lớp keo siêu dính lấy đi toàn bộ hạt bụi dù là nhỏ nhất, không những thế những mảnh vụn thuỷ tinh hay lông tóc cũng chẳng là vấn đề.
6. Ngăn kéo, cửa ra vào hoặc những đồ vật có nắp hộp
Bé rất dễ bị kẹt tay chân vào các ngăn kéo tủ hay cửa ra vào. Chính vì vậy sau khi dùng xong bậc phụ huynh nên đóng khoá cẩn thận để tránh những tai nạn bất ngờ dành cho bé.
Những lợi ích của việc tập bò
Kỹ năng tập bò mang đến những lợi ích tốt cho bé cưng như:
- Bắp tay và bắp chân phát triển.
- Tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng.
- Phát triển khả năng linh hoạt của tay, chân, mắt và não bộ.
Bé tập bò là một cột mốc quan trọng, đánh dấu khả năng trẻ bắt đầu di chuyển được và khám phá thế giới xung quanh trẻ.Bởi vậy cha mẹ hãy chú trọng việc tập bò cho con, hướng dẫn và cổ vũ con, để con phát triển các kỹ năng được toàn diện. Bên cạnh đó cũng tạo cho con một môi trường an toàn sạch sẽ không có bụi bẩn ở tất cả mọi nơi trong nhà. Việc đó không khó – đã có cây lăn bụi COLOCOLO. Hãy gọi đến số Hotline: 0898.121.005 để được tư vấn mua sản phẩm và hiện nay COLOCOLO có rất nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn nhân dịp Tết Nguyên Đán đang chờ đón bạn nhé!
THAM KHẢO THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Mẹo dọn tóc rụng trên sàn nhà cực nhanh
- Những lưu ý khi nuôi thú cưng trong nhà bạn cần biết ngay
- Nghệ thuật dạy con làm việc nhà, rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ nhỏ