DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỊ ỨNG BỤI BẨN, BỤI VẢI, BỤI GỖ

dị ứng bụi bẩn

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỊ ỨNG BỤI BẨN, BỤI VẢI, BỤI GỖ

Dị ứng bụi bẩn là tình trạng thường hay xảy ra khi môi trường bị ô nhiễm. Các biểu hiện ở mỗi người thường khác nhau và điều này có thể do cơ địa hoặc do cách tiếp xúc với các loại bụi bẩn. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng dị ứng tiến triển nặng hơn thì bài viết sau đây sẽ giúp ích cho bạn đấy!

Dị ứng bụi bẩn là gì?

Dị ứng bụi bẩn
Dị ứng bụi bẩn là gì?

Dị ứng bụi bẩn chính là phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể trước các yếu tố bụi bẩn bên ngoài. Bụi bẩn có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, tồn tại từ các nhà máy công nghiệp, xây dựng, trong giao thông hay sinh hoạt gia đình,… Chúng lơ lửng trong không khí với kích thước vô cùng nhỏ và gây ra các bệnh như dị ứng bụi vải, dị ứng bụi gỗ, dị ứng bụi nhà,…

Biểu hiện của dị ứng bụi bẩn ra sao?

Các biểu hiện khi bị dị ứng bụi bẩn có thể cho biết tình trạng của bạn là nặng hay nhẹ. Và dấu hiệu thường gặp nhất là:

  • Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi
  • Da mặt bị dị ứng bụi mẩn đỏ, sưng, có thể nổi mề đay
  • Ngừa ở mũi, miệng hoặc vòng họng
  • Ngứa, đỏ, chảy nước mắt
  • Khó ngủ, mệt mỏi

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng bụi bẩn

Trước các tác nhân bụi bẩn có trong môi trường, cơ thể sẽ tự động tạo ra các kháng thể để bảo vệ chúng ta khỏi những kẻ xâm lược không mong muốn này. Để giải thích rõ hơn là khi bạn bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra các dị nguyên vô hại và khi tiếp xúc với nhau sẽ tạo ra phản ứng viêm trong đường mũi hoặc phổi. Các loại bụi bẩn khác nhau sẽ gây ra những biểu hiện dị ứng khác nhau.

Các loại bụi dễ bị dị ứng

1. Dị ứng bụi vải

Dị ứng bụi vải xảy ra khi tiếp xúc nhiều với vải vóc may mặc. Dấu hiệu dị ứng bụi vải là hắt hơi, khó thở, khô cổ họng, chảy nước mắt, nước mũi thường xuyên. Ngoài ra, da mặt bị dị ứng bụi vải còn bị nổi mẩn ngứa, phát ban rất khó chịu.

2. Dị ứng bụi gỗ

Dị ứng bụi bẩn
Bụi gỗ

Bụi gỗ phát sinh từ quá trình sản xuất và chế biến gỗ. Khi tiếp xúc ngoài hoặc hít phải bụi gỗ có thể xuất hiện một số triệu chứng trên da như ngứa ngáy, viêm da và phản ứng ở hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phổi,..

3. Dị ứng bụi nhà

Môi trường sống tại nhà thường xuất hiện các loại bụi như lông động vật, nấm mốc, mạt bụi,… và gây dị ứng như hắt hơi, ho và ngứa da.

4. Dị ứng bụi cỏ

Bụi cỏ có thể chứa bụi từ phấn hoa, cỏ dại phát triển thấp. Các loại hạt này khá nhẹ và dễ phát tán trong không khí.

Cách chữa khi bị dị ứng bụi

Khi bị dị ứng bụi, bạn có thể căn cứ theo các nguyên nhân, triệu chứng và tình trạng cụ thể của người bệnh mà áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

1. Đối với bụi bẩn tác động đến hô hấp

Khi đối mặt với tình trạng này thì có một số cách dùng thuốc bạn có thể áp dụng như:

  • Thuốc kháng sinh Histamin: Các loại thuốc dạng uống thường được sử dụng là: fexofenadine, loratadine, cetirizine và có dạng xịt mũi như olopatadine.
  • Thuốc chống nghẹt mũi như Sudafed: tác dụng thu nhỏ các mô trong mũi giúp hô hấp trở nên dễ dàng hơn.
  • Liệu pháp miễn dịch: “Điều trị dị ứng mạt bụi” được thực hiện bằng cách tiêm chất gây dị ứng và kết hợp với việc rửa mũi giúp làm sạch các chất nhầy cũng như các chất kích thích từ xoang.

2. Dị ứng bụi bẩn làm da nổi mụn

Bụi bẩn không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến làn da của bạn. Để có thể giảm thiểu tình trạng dị ứng trên da mặt, vấn đề ở da do bụi bẩn thì bạn có thể áp dụng một số cách như cấp ẩm lại cho làn da, thanh lọc làn da với các loại mặt nạ hoặc làm sạch sâu bằng máy rửa mặt hoặc bọt xốp…

3. Chữa dị ứng bụi làm da sưng, nổi mề đay

Đối với tình trạng da sưng và nổi mề đay thì bạn nên xử lý bằng các phương pháp sau:

  • Chườm đá lạnh: dùng một miếng vải bọc viên đá rồi chườm lên vùng da dị ứng trong vòng 15 phút sẽ làm mát da và giảm ngứa
  • Dùng nha đam: nha đam có tác dụng thải độc tố vô cùng hiệu quả. Bạn có thể đắp hoặc bôi nha đam lên vùng nổi mề đay khoảng 10 phút và thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ có tác động đáng kể
  • Lá hẹ: dùng lá hẹ rửa sạch và đắp lên vùng da sẽ giúp bạn chống viêm, giải độc và kháng khuẩn rất tốt.

Phòng tránh dị ứng bụi bẩn như thế nào mới là hiệu quả?

Môi trường sống không gọn gàng tích tụ bụi bẩn chính là nguy cơ gây nên dị ứng. Vì thế cách phòng tránh tốt nhất để không bị dị ứng bụi bẩn là hãy tránh xa chúng và cải thiện môi trường xung quanh mình.

1. Ngăn ngừa dị ứng bụi bẩn tại nhà

Dị ứng bụi bẩn
Ngăn ngừa bụi bẩn tại nhà

Bạn cần phải đảm bảo môi trường sống ở trong nhà bạn, chủ yếu là ở trong phòng ngủ, phòng khách cần giảm thiểu tối đa các tác nhân gây bụi bẩn bằng cách:

  • Lau dọn vệ sinh nhà cửa thường xuyên ít nhất 1 ngày 1 lần (bạn cũng có thể sử dụng cây lăn bụi 3m hỗ trợ việc dọn bụi bẩn tại nhà nhanh chóng)
  • Thường xuyên giặt tất cả các khăn trải giường, chăn, vỏ gối trong nước nóng với nhiệt độ 54,4 độ C để diệt bụi bẩn, mạt bụi
  • Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, tránh để bừa bãi vì có thể gây tích tụ bụi
  • Phòng ngủ và phòng khách cần thông thoáng, đảm bảo có ánh sáng mặt trời chiếu vào
  • Luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ

2. Tại nơi làm việc

Đối với nơi làm việc thì bạn cần trang bị các phụ kiện bảo hộ như khẩu trang, mắt kính, găng tay… Nếu nơi làm việc không có trang bị hệ thống lọc không khí thì cây lăn bụi đa năng chính là sự lựa chọn tuyệt vời giúp bạn loại bỏ bụi bẩn và bảo vệ bản thân khỏi dị ứng.

Ngoài ra, COLOCOLO có cuộn lăn bụi thay thế siêu tiết kiệm và tiện dụng

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dị ứng bụi bẩn là gì và cách phòng ngừa hiệu quả. Ngoài ra hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách vệ sinh môi trường xung quanh thật sạch bạn nhé!

Cây lăn bụi COLOCOLO là thương hiệu bán chạy Số 1 tại Nhật Bản với những dòng sản phẩm cao cấp được trang bị lõi keo chất lượng cao mang lại độ bám dính vô cùng tuyệt vời. Liên hệ ngay HOTLINE: 0898.121.005 để nhận tư vấn đặt hàng nhanh chóng nhất.

XEM THÊM CÁC MẸO HAY KHÁC:

About the author

Để lại bình luận