NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HOÁ Ở TRẺ EM
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể nói là nguyên nhân cản trở trực tiếp quá trình tăng trưởng ở trẻ. Bệnh gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe ở trẻ như nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đau quặn bụng,… Trẻ mắc bệnh thường mệt mỏi, khó chịu và khó hấp thu chất dinh dưỡng. Vậy nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa là gì và làm thế nào để giải quyết tình trạng này? Hãy cùng COLOCOLO tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa là gì?
Trẻ em bị rối loạn tiêu hoá do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:
- Sức đề kháng của trẻ còn yếu: Hệ miễn dịch của bé còn non nớt; đặc biệt trẻ trong độ tuổi 0 – 6 tuổi, hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể nên trẻ dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
- Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh: Khi kháng sinh đi vào cơ thể, chúng không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng sinh thái đường ruột, dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ có thể bị rối loạn khi sống ở một môi trường có chất lượng vệ sinh kém như tiếp xúc với vật dụng, đồ chơi nhiễm khuẩn, bụi bẩn độc hại…
- Ngộ độc thức ăn: trẻ ăn phải đồ ăn ôi thiu, chế biến mất vệ sinh và bảo quản không cần thận…
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, lạp xưởng, xúc xích và những thích những đồ uống có ga, nước ngọt,… là tác nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau, ba mẹ cần lưu ý. Chẳng hạn như:
- Nôn trớ
- Có sốt và mệt mỏi
- Tiêu chảy (nhiều hơn 3 lần trong ngày)
- Đi ngoài phân sống
- Táo bón
3. Cách điều trị trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ gây ra những tác động khá nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ như tình trạng mệt mỏi, mất nước, thiếu hụt dinh dưỡng,… và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Để điều trị trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bạn cần lưu ý như sau:
Chế độ dinh dưỡng của trẻ: hạn chế cho trẻ ăn nhiều chất béo, ăn quá no cũng như nấu chín thực phẩm. Chia nhỏ các bữa ăn và bổ sung nước, chất xơ…
Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc như thuốc tiêu chảy, thuốc trị táo bón hỗ trợ điều trị triệu chứng rối loạn tiêu hoá cho trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Vận động nhẹ: khuyến khích trẻ đi lại nhiều hơn và massage bụng cho trẻ nhỏ.
4. Phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Xây dựng một chế độ ăn phù hợp
Một chế độ ăn phù hợp đến từ gia đình là cần thiết. Ngoài ra việc chế biến thực phẩm sạch, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm hàng ngày đóng một vai trò quan trọng. Bổ sung nước và chất xơ hàng ngày cũng như hạn chế những đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ. Cần dạy trẻ rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn cũng như là cách ăn uống điều độ, đúng giờ.
Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học
Ba mẹ cần nhắc nhở trẻ trong việc nhai thức ăn phải thật chậm và kỹ. Quá trình nhai giúp nghiền thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ và hòa trộn chúng cùng với các enzyme có trong nước bọt. Điều này khiến trẻ ăn ngon miệng và tiêu hóa dễ hơn.
Giữ vệ sinh trong ăn uống và môi trường xung quanh của trẻ
Việc trẻ nghịch ngợm và hiếu kỳ chạm tay vào vật dụng xung quanh rồi vô ý đưa vào miệng là chuyện thường xảy ra. Điều cha mẹ cần làm vào thời điểm này để phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ là đảm bảo bụi bẩn, lông tóc được quét sạch trong nhà. Bằng cách sử dụng cây lăn bụi đa năng hay cây lăn vệ sinh thảm để loại bỏ bụi bẩn bám trên mọi bề mặt như sofa, thảm, sàn nhà,…
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là căn bệnh phổ biến và ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Việc tìm hiểu nguyên nhân để ba mẹ có những cách điều trị phù hợp là cần thiết. Mong rằng bài viết đã giúp bạn đã hiểu thêm thông tin về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa hợp lý. Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm cây lăn bụi COLOCOLO sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn trong nhà và bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình tốt hơn.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
- Những bệnh thường gặp ở trẻ em do nhà cửa bám nhiều bụi bẩn, bụi vải
- Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị dị ứng bụi bẩn, bụi vải, bụi gỗ
- Tác hại của lông mèo đối với bà bầu và trẻ em các mẹ nên lưu ý