PHẢI BIẾT RÚT TỈA CHÂN NHANG ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHÔNG PHẠM PHẢI TÂM LINH
Bàn thờ được xem là không gian tâm linh, là “cầu nối” của gia chủ với tổ tiên. Việc tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ là một nghi thức trọng yếu không thể thiếu đối với bất cứ gia chủ nào. Đây là một công việc thể hiện lòng kính hiếu, biết ơn của con cháu đối với Tổ Tiên và chư tôn Thần Linh trụ nơi cuộc đất nhà mình.
Để có thể tỉa chân hương đúng cách cũng như đảm bảo không vi phạm vào những điều đại kỵ, làm ảnh hưởng tới gia đình thì bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn điều này cho bạn.
Ý nghĩa của việc tỉa chân nhang
Theo quan niệm của dân gian, “Tỉa chân hương” (“Rút chân hương” hay “Tỉa chân nhang”) là nghi thức quan trọng không thể thiếu của những gia đình có tập tục thờ cúng Gia tiên. Tỉa chân nhang là một trong những nghi thức chuẩn bị năm mới và được thực hiện vào 23 tháng Chạp (có thể là ngày Rằm và các tháng trong năm).
Tỉa chân hương còn mang ý nghĩa tâm linh sâu xa mà người sống muốn gửi gắm đến Chư vị Thần linh và tổ tiên. Đồng thời việc dọn dẹp bàn thờ sẽ tránh việc tụ khí, ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. Thực tế thì nếu bát hương đầy cũng sẽ làm bàn thờ bừa bộn và chưa kể tàn hương rơi có thể gây cháy, báo hiệu điềm xấu và gây hỏa hoạn.
Lễ Vật Cho Nghi Thức Bao Sái Ban Thờ
Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những thứ quan trọng nên bạn cần hết sức chú ý cũng như chọn lễ vật sao cho đúng.
Lễ vật có thể bao gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 đĩa xôi, 1 ấm trà, 5 bộ chén nhỏ, 3 lễ tiền vàng, hoa quả theo mùa, 2 lọ hoa, 1 tách nước sôi để nguội, 3 chén rượu nhỏ.
Chú ý (*): Với các gia chủ có bàn thờ Phật thì lễ vật sẽ bớt đi các độ mặn. Việc dâng lễ cúng đôi lúc cần sự linh hoạt sao cho phù hợp và tối ưu nhất trong việc bài trí tâm linh nơi tư gia.
Chọn người tỉa chân nhang phù hợp
Để tỉa chân hương đúng cách thì điều đầu tiên cần phải lưu ý người tỉa là ai? Thông thường người tỉa chân nhang là chủ nhà hoặc đảm đương việc cúng lễ trong nhà. Trước khi tỉa chân nhang bàn thờ Gia tiên thì người này cần tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc, trang phục cần phải gọn gàng, tôn nghiêm, đặc biệt là tay phải rửa sạch.
Bạn đã biết nên tỉa chân hương vào ngày nào là tốt nhất hay chưa?
Hướng dẫn tỉa chân hương đúng cách
Để tỉa chân hương đúng cách thì các vật dụng nên là đồ mới và sạch. Trong trường hợp là đồ cũ thì các vật dụng cũng chỉ chuyên phục vụ cho việc tịnh sái bàn thờ. Các vật dụng như: Rượu gừng sạch, nước hoa, chậu nước sạch, hai chiếc khăn sạch, một tấm vải hay tờ báo sạch.
Bước 1: Thắp hương
Khấn xin tỉa chân nhang (bạn có thể lên mạng để tham khảo các văn khấn có sẵn), chờ hương cháy hết rồi hẵng bắt đầu.
Bước 2: Rút chân hương
Để tờ báo hoặc vải sạch ở gần bát hương để đựng chân nhang. Để cố định vị trí bát hương, một tay giữ và tay còn lại rút từng chân hương một cách nhẹ nhàng. Chân hương nên để gọn vào tấm vải hay tờ báo đã trải sẵn, cần cẩn thận kẻo làm rơi vãi tàn nhang.
Bạn tỉa chân nhang cho đến khi còn lại một số lẻ, thường là 3, 5, 7, 9 chân trong bát hương. Bên cạnh đó, khi tỉa chân nhang, cần giữ để bát hương tránh bị xê dịch hay xoay mặt đi hướng khác.
Bước 3: Lau bát nhang
Dùng khăn thấm rượu gừng; vẫn là một tay giữ bát, tay còn lại làm sạch bát hương. Nếu có tinh dầu hoặc nước hoa bạn có thể thêm một chút sẽ tăng linh khí
Bước 4: Rửa các vật dụng khác có trên bàn thờ
Sau khi tỉa chân nhang xong, bạn có thể xin phép để rửa lại chén nước, chén rượu, bình hoa, lau đèn, mâm bày hoa quả… Dùng chậu đặt các vật này vào và rửa sạch sẽ; sau đó sử dụng khăn khô còn lại để lau (với riêng ly đựng nước, bạn nên dùng nước sôi sạch để tráng).
Bước 5: Mang chân nhang đi hoa tro
Tro chân nhang sau khi được để riêng ở bước 2 sẽ được đem đi hóa thành tro. Tro của chân nhang cần được thả ở nơi sông, suối sạch sẽ hoặc vùi vào gốc cây lớn (vùi vào gốc cây non khiến cây khó sống). Tránh việc đổ tro tùy tiện ở nơi ô uế, dễ phạm phải “tán tài” theo quan niệm dân gian.
Bước 6: An vị đồ thờ, kính cáo và thỉnh cầu sự phù trợ
Đến đây thì việc tỉa chân nhang coi như xong. Bạn cần lên hương và sắp xếp các lễ vật đã được chuẩn bị sẵn được đề cập ở trên.
Hy vọng rằng với chia sẻ làm thế nào để tỉa chân nhang đúng cách ở trên của COLOCOLO đã giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về cách thức thực hiện công việc này. Việc dọn dẹp bàn thờ cũng như nhà cửa là rất quan trọng, bạn cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm như cây lăn bụi đa năng giúp công việc dọn dẹp trở nên vô cùng tiện lợi và nhanh chóng.
Để xem nhiều sản phẩm cây lăn bụi COLOCOLO bạn hãy nhấp vào ngay Website: https://colocolo.vn/ hoặc gọi trực tiếp qua HOTLINE: 0898 121 005 để được tư vấn hỗ trợ đặt hàng nhanh nhất.
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- 7 Dụng cụ vệ sinh nhà cửa thông minh đập tan nỗi lo dọn nhà cuối tuần
- Học ngay cách dọn dẹp nhà kiểu Nhật cực nhanh để tiết kiệm thời gian
- Cách vệ sinh rèm cửa ngay tại nhà nhanh gọn nhưng ít tốn kém